Máy đo: Seistronix RAS_24
Sử dụng đo ghi trường sóng địa chấn: phản xạ, khúc xạ..
Xử lý số liệu địa chấn phản xạ dùng phần mềm Promax 2D/3D; Vista 2D/3D; Seismic unix…
Phạm vi áp dung của phương pháp địa chấn
- Nghiên cứu cấu trúc của vỏ quả đất, giải quyết các nhiệm vụ địa chất cấu tạo như xác định chính xác các ranh giới địa chất, vị trí các khối nâng, vùng trũng, các đới dập vỡ/đứt gãy… phục vụ trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí và nghiên cứu cấu trúc sâu vỏ quả đất.
- Sử dụng phương pháp Địa chấn nông phân giải cao trong nghiên cứu cấu trúc địa chất phần nông ở chiều sâu nhỏ, các trầm tích Đệ Tứ…
- Nghiên cứu bề dày lớp phủ, theo dõi bề mặt địa hình đá móng kết tinh,… sử dụng phương pháp địa chấn khúc xạ rất có hiệu quả, có độ chính xác cao.
- Trong phương pháp địa chấn khúc xạ, với việc nghiên cứu vận tốc giới hạn Vgh và các đặc điểm động lực học của sóng cho phép suy luận về bản chất của đá gốc như thành phần thạch học, tướng đá, các đới phá huỷ, đứt gãy…
- Trong nghiên cứu Địa chất công trình: xác định các tính chất cơ lý của đất đá như: hệ số Poisson s, mô đun Young E, vận tốc sóng dọc Vp, vận tốc sóng ngang Vs, mật độ r… Ưu điểm của phương pháp xác định này là có thể xác định các tham số trong điều kiện tự nhiên, không làm thay đổi trạng thái của đất đá, hơn nữa việc xác định lại nhanh chóng, hiệu quả kinh tế. Trong thăm dò địa chấn thường sử dụng tài liệu để xác định các modul đàn hồi động của đất đá.
- Trong nghiên cứu các Mỏ than, sử dụng các phương pháp địa chấn trong mỏ và trên mặt để theo dõi hướng phát triển của vỉa, vị trí kết thúc vỉa, quy mô phân bố, xác định chính xác vị trí các đứt gãy cắt qua các vỉa than gây nguy hiểm cho quá trình khai thác và vận chuyển...
- Trong nghiên cứu địa chất thuỷ văn, xác định vị trí, quy mô phân bố, chiều sâu…các đới dập vỡ/đứt gãy, các hang karst có triển vọng chứa nước ngầm.
|